Làm sạch bể cá cảnh - đơn giản cực kỳ
Bể cá cảnh được sử dụng phổ biến ở trong các gia đình. Khi chơi cá cảnh, bạn cần chú ý làm những công việc sau để đảm bảo có một hồ cá cảnh luôn đẹp. Cách làm sạch bể cá cảnh dưới đây sẽ giúp bể cá nhà bạn luôn sạch và những chú cá luôn khỏe đấy
1. Làm sạch như thế nào?
* Tiến hành lau chùi:
Khi tiến hành lau chùi, bạn không nên lấy mọi thứ trong hồ nuôi ra. Mỗi mặt hồ đều là nơi phát triển của các loài vi khuẩn hữu ích đóng vai trò là bộ lọc sinh học. Việc lấy ra và làm sạch những món đồ trang trí trong hồ sẽ góp phần gây ra các va chạm hoặc thậm chí là diệt những loài vi khuẩn này, từ đó làm giảm chất lượng lọc nước.
* Thay nước:
Bạn chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước thay phải lớn hơn (> 10-15%) và việc này đòi hỏi phải thường xuyên. Khi thay nước, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bã đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí. Nếu bộ lọc nước của bạn ��ược đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng vì điều này sẽ giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước. Tóm lại, nếu hút 10-15% lượng nước trong hồ thì bạn có thể làm sạch 25-33% các viên sỏi.
* Loại bỏ rêu tảo trong hồ:
Nếu tảo đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cào lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ nuôi trước khi tiến hành thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ chăm sóc hồ nuôi đều được bày bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó, để hồ nuôi sạch hơn, bạn có thể thả vào hồ loài cá lau kiếng. Thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ. Tuy nhiên, nuôi cá lau kiếng không đồng nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc lau rửa hồ. Trên thực tế, cũng như các loài sinh vật khác, việc nuôi cá lau kiếng hoặc các loài ăn tảo sẽ góp phần làm gia tăng sức chứa hồ nuôi. Vì thế, yêu cầu chăm sóc và bảo quản hồ nuôi càng tăng lên.
Dù bạn có nuôi loài cá lau kiếng thì việc thay 10-15% lượng nước trong hồ mỗi tuần là vô cùng quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ hồ nuôi. Một khi bạn đã quen với điều này thì công việc sẽ trở nên dễ dàng.
* Xử lý bộ lọc:
Nếu bộ lọc nước trong hồ cần được làm mới, bạn không nên thay đổi tất cả các thiết bị bên trong bộ lọc ngay (tấm hút nước, ống thông,…) vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi, từ đó khiến hồ nuôi của bạn phải trở lại giai đoạn đầu để tạo ra lớp vi khuẩn mới. Hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước máy ở nhiệt độ bình thường trước khi lắp chúng vào hệ thống (trong trường hợp tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị lọc cho phép).
* Quy trình bơm nước:
Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đình (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá). Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra (khi sờ vào nước, người bình thường có thể nhận ra sự chênh lệch về nhiệt độ trong khoảng ½ độ F, vì vậy hãy sờ vào nước để so sánh nhiệt độ nước trong xô và trong hồ). Đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ. Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngòai hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí ôxy.
2. Hệ thống lọc trong bể cá cảnh
Máy lọc có vai trò quan trọng trong bể cá cảnh, không chỉ giúp làm trong sạch nước mà còn cải thiện chất lượng nước. Có ba phương pháp lọc chính là lọc cơ học, lọc sinh học và lọc hóa học. Ngoài ra, có nhiều thiết bị khác có tác dụng như bộ lọc là lọc protein, đèn cực tím, ozone và ống xiphon…
Có 3 loại lọc chính trong bể cá cảnh nước ngọt
* Lọc sinh học
Đây là loại lọc quan trọng nhất trong bể cá vì nó loại những chất thải độc hại như amonia và nitrite. Amonia và nitrite hình thành chủ yếu từ chất thải của cá. Cả hai đều có tính độc rất cao đối với cá. Lọc sinh học thực hiện cả quá trình khử nitơ trong bể cá, chuyển nitrate thành khí nitơ. Nitrate được hình thành bởi những vi khuẩn nitrat hóa từ nitrite
Hệ thống lọc sinh học phổ biến được đặt ngầm dưới nền sỏi và là hệ thống hiệu quả nhất. Tấm lọc nên được kiểm tra sau mỗi 2 tuần.
* Lọc cơ học
Loại lọc này giúp nước sạch và không có chất bẩn. Nó loại bỏ các vật chất lơ lửng qua những hộp lọc. Dòng nước từ máy bơm sẽ qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn được giữ lại. Nhiều hệ thống lọc cơ học đặt ngầm có thể loại bỏ các chất bẩn trên sỏi. Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và có loại có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Tuy nhiên hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị nghẽn.
* Lọc hóa học
Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong bể cá của bạn. Những chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước nên lọc cơ học không thể loại bỏ chúng, nhưng lọc hóa học làm được điều này. Loại lọc hóa học phổ biển nhất là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, iodine, thủy ngân, coban, sắt, xanh methylen, malachite green, thuốc nhuộm hữu cơ, thuốc có gốc sulfa và nhiều nguyên tố cũng như hợp chất khác. Và khi bạn muốn sử dụng hóa chất để điều trị bể cá bạn phải loại bỏ lọc hóa học ra. Than bùn dùng để làm giảm pH và độ cứng của nước nhưng làm nước bị đen đi.
Cũng có nhiều thiết bị khác có tác dụng như là bộ lọc. Phổ biến nhất là:
- Đèn cực tím: giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và ký sinh trùng.
3. Để cá cảnh không chết
Hiện nay, nhiều gia đình thường dùng bể cá cảnh để trang trí cho phòng khách. Dù to hay nhỏ, bể cá cảnh đã đem lại cho không gian sự mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên làm con người, đặc biệt là trẻ em rất thích.
* Vì sao cá chết?
- Do ăn uống: Cá chết sau khi mua về có nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết là do khâu cho cá ăn. Nhiều người thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết. Nuôi cá cảnh chỉ nên cho ăn 1 lần/ ngày. Nếu cho cá ăn giun cần bỏ vào cái vợt lỗ thưa rồi lắc cho giun xuống từ từ để cá ăn đều. Hoặc cho vào phễu giun, để cá rỉa từ từ. Nếu để nguyên nùi giun thả vào, cá sẽ đớp nuốt nguyên nùi giun mà chết. Cho ăn thức ăn viên cũng phải múc ngay nước nuôi cá ngâm 3 - 4 phút mới cho cá ăn. Nên chọn lượng thức ăn ít để cá ăn hết trong khoảng 5 phút để không bị thừa, làm ô nhiễm nước.
- Do cá yếu: Cá cảnh có rất nhiều loại. Loại cao cấp như cá rồng, la hán thì ít người chơi. Các bể cá thông thường hay nuôi cá đàn, loại dăm bảy ngàn một đôi vừa khoẻ, vừa đẹp. Tốt nhất không nên mua cá hàng rong, mã đẹp nhưng người bán dùng “mẹo” vỗ cho cá phổng phao, màu sắc... nhưng sức khoẻ cá yếu. Nên mua cá trong các cửa hàng cố định, có cây cảnh tươi tốt và phải có máy bơm tốt chạy liên tục.
- Do hệ thống lọc, sủi không đủ đáp ứng: Máy bơm, máy sục cần dùng liên tục để lọc nước và duy trì môi trường sống cho cá. 1 tuần nên thay nước một lần, lượng nước lấy ra khoảng 1/4 bể nên nhanh, sau đó thay thế 1/4 nước mới vào bể nên từ từ. Bể cá cần đặt nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, càng mát càng tốt như phía sau cửa, góc nhà, vách ngăn giữa các phòng. Không nên đặt bể cá trong phòng ngủ vì mùi nước cá tanh, tiếng kêu của máy bơm, máy sủi, tiếng nước chảy róc rách sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vị trí đặt bể cao nhất khoảng ngang tim người, thấp nhất là ở ngang đầu gối.
- Do cá khác tập tính, có thể đánh nhau: Người ít kinh nghiệm nên chọn loài cá nhỏ , dễ nuôi, bơi theo đàn. Nhớ hỏi kỹ người bán cá để không chọn phải loại cá dữ hay có loại cá hay bơi theo lén và... rỉa đuôi cá lành. Cũng không nên thả các loại cá to, cá ăn mồi và cá dữ vì chúng sẽ ăn thịt cá khác và cây thủy sinh.
* Chăm sóc đúng cách
Khi bể bị rêu, nên giảm thời gian bật đèn và dùng thuốc diệt rêu đặc trị. Khi thấy bể có bọt khí trắng nhỏ nổi xung quanh bề là do bể thiếu nước do bay hơi, cần bổ sung thêm nước ngay, và nhớ là phải cho nước vào chậm, kẻo cá bị sốc. Vệ sinh bề mặt trong và ngoài của bể bằng cách dùng khăn lau và nam châm cọ bể, các dụng cụ vệ sinh bể....
Một số lưu ý:
- Không rửa bể cá và các loại đá sỏi trang trí bể bằng xà phòng.
- Khi thay nước nên để lại 1 ít nước cũ (tốt nhất là 1/4 nước)
- Bể nhỏ không nên di chuyển nhiều.
- Thỉnh thoảng nên cho cá ăn thêm tôm, tép, đồ tươi sống.
- Thay nước nên chứa trong xô qua 1 ngày hãy đổ vào bể để cá không bị sốc. Nếu dùng nước khoan phải chứa nước rồi đợi 2 - 3 ngày mới thay nước cá. Hoặc dùng các dụng cụ/chế phẩm khử clo.
- Đèn trong bể cá nên bật vào ban ngày, tắt lúc ban đêm. Mỗi ngày chỉ nên bật dưới 8 giờ. Nhiệt độ thích hợp của bể cá là từ 25 - 30°C. Khi trời lạnh thì bổ sung thêm sưởi ấm.
3. Chia sẻ kinh nghiệm
Làm thế nào để bể cá luôn trong sạch?
Thông thường cá cảnh tiêu tốn lượng thức ăn trong ngày không cao, do đó lượng chất thải ra môi trường không cao. Cá chỉ hấp thụ lượng thức ăn bằng 13 – 15% trọng lượng tcơ thể, do đó lương thải ra môi trường là nhiều hơn lượng hấp thụ. Để hạn chế sự ô nhiễm môi trường nuôi thì ta phải sử dụng các vật liệu lọc, để loại bỏ phân bẩn & thức ăn thừa, Bên cạnh đó bạn cần tạo dòng nước sao cho máy có thể hút hết chất thải trong bể cá và bơm lên bể lọc. Định kỳ vệ sinh & thay vật liệu lọc.. bạn cũng có thể sử dụng một số men vi sinh để phân hủy chất thải giữ cho bể luôn sạch. Xử lý định kì 3 -5 ngày.
Đèn là 1 tác nhân gây lên rêu tảo nhanh, do vậy chỉ bật đèn bể cá khi có người ở nhà tránh bật những lúc như ban đêm để hạn chế rêu mọc nhanh. Tầm ,8h mỗi ngày là phù hợp.
Quản lý và duy trì bể cá cảnh
Sau khi hoàn tất thiết kế bể cá cảnh, đừng nghĩ rằng bạn đã đến đích, ngược lại bạn chỉ mới khởi đầu. Vẫn còn nhiều công việc để làm nhằm tạo điều kiện phù hợp để giữ bể cá của bạn hoạt động tốt. Vì vậy việc duy trì bể là bắt buộc không chỉ vì sở thích của bạn mà còn để bảo đảm cá trong bể có sức khỏe tốt và sống lâu.
Đầu tiên là cho ăn. Duy trì khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin là một điều quan trọng. Ngày nay, nhiều loại thức ăn cho cá cảnh được bán sẵn rất thuận tiện, từ thức ăn sống đến thức ăn đông lạnh hoặc thức ăn viên. Bạn nên cho cá ăn 2 đến 3 lần trong ngày. Và tốt nhất là trong mỗi lần ăn cá của bạn ăn toàn bộ thức ăn trong vòng 3 đến 5 phút. Nếu điều này không xảy ra tức là bạn đã cho cá ăn quá nhiều. Và cuối cùng, trong tự nhiên cá có thể không ăn trong 1 tuần.
Vì nhiều lý do, thay nước là điều bắt buộc nếu bạn muốn duy trì một hồ cá lành mạnh. Hồ cá lành mạnh được định nghĩa như là hồ mà trong đó cá tăng trưởng, sinh sản, ăn uống và hoạt động như ngoài môi trường tự nhiên (hay gần giống như vậy). Nó cũng là hồ có chứa rất ít mầm bệnh và cá trông khoẻ mạnh. Mọi người đều biết rằng để làm được điều này, bạn phải đảm bảo hàng loạt yếu tố, trong đó bao gồm chủng loại và số lượng cá mà bạn nuôi, kích thước hồ nuôi, hệ thống lọc, và ngay cả loại thức ăn mà bạn sử dụng. Tất các các yếu tố này đều phải được tính đến nếu bạn muốn duy trì hồ cá một cách đúng đắn.
Câu hỏi đầu tiên mà bất cứ người nuôi cá nào cũng tự đặt ra là “bao lâu” mới thay nước một lần và “bao nhiêu” nước cần phải thay. Ở đây có vài điểm cần được làm rõ. Không bể nào giống bể nào, do đó Bao lâu hay Bao nhiêu là do bạn tự quyết định dựa trên cảm nhận đánh giá của bạn.