Kiểm soát theo dõi cá Koi trong hồ nuôi  

Đăng ngày : 12-03-2023 15:15:26 GMT +7

Chúng ta thường có tâm lý chủ quan khi hồ hoạt động từ 6-12 tháng mà không sảy ra vấn đề gì nên những bé Koi trong hồ chưa được quan tâm chăm sóc đúng cách, nó giống như tâm lý chúng ta thấy nhan nhản những tai nạn trong cuộc sống nhưng không nghĩ đến một lúc nào đó nó sẽ xảy ra đến với mình.
Việc quan tâm, theo dõi và phòng bệnh những bé Koi hàng ngày sẽ giảm tối đa mức rủi ro đến với hồ cá nhà các bạn, bằng những kinh nghiệm thực tế Hải Tùng xin bật mí một số điều bạn nên chú ý đến khi quản lý hồ Koi.
 
I) Quan sát chuyển động của cá Koi
• Cá bơi hếch mũi lên mặt nước.
• Trầy xước cơ thể.
• Ít vận động, không bơi hòa đàn.
• Nhào lộn chuyển động không kiểm soát.
• Cá chúi đầu một thời gian dài.
• Cá khép tay bơi nằm đáy.
• Cá tập trung bu lại nơi có oxy nhiều.
II) Quan sát bề mặt cơ thể cá:
• Ký sinh trùng có thể nhìn thấy trên bề mặt cơ thể.
• Tuột nhớt.
• Vây cá bị viêm, mòn, có đốm trắng.
• Cơ thể xuất hiện màu trắng.
• Mắt cá bị tụt sâu, bị lồi to hoặc có màng trắng đục.

III) Quan sát thói quen ăn uống:
• Cá chán ăn.
• Thực phẩm chưa được tiêu hóa (Sình bụng).
 
IV) Điều kiện thực phẩm:
• Chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống không cân bằng ( cho ăn quá nhiều đạm khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh )
• Thực phẩm quá cũ ( cám bị mọt, màu sắc thay đổi do bị ẩm mốc )
 
V) Điều kiện nước:
• Nước xuất hiện váng.
• Bọt hoặc bong bóng trên mặt nước lâu tan.
• Một lượng lớn các mảnh vụn ở dưới đáy hồ bơi.
• Không thay nước trong thời gian dài.
• Thiếu oxy.
• Sự thay đổi nhiệt độ quá lớn.
• Đo test Sera ra kết quả kém .
 
Anh chị khi quan sát cá thấy có hiện tượng bất thường kéo dài có thể liên hệ với đội ngũ Hải Tùng để nhận tư vấn miễn phí theo Hotline: 096 918 6785